Giá tăng vốn đầu tư nước ngoài tại ngân hàng
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài được đánh giá là vô vùng tiềm năng và mang lại nhiều cơ hội cho các ngân hàng tại Việt Nam. Việc các cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở hữu tới ngân hàng sẽ làm hạn chế nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng như có rủi ro các ngân hàng. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
FDI (Foreign Direct Investment) là một hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân, tổ chức của quốc gia này vào quốc gia khác. Về bản chất, vốn FDI là phần tiền được đầu tư trực tiếp ở nước khác, trong đó chủ đầu tư lập nhà xưởng, cơ sở kinh doanh và trực tiếp quản lý, điều hành để có lợi nhuận, từ đó tác động tích cực đến nền kinh tế của quốc gia tiếp nhận vốn và đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Vốn FDI có thể được phân loại theo mục đích của nhà đầu tư hoặc theo tính chất dòng vốn.
Hình thức đầu tư FDI mặc dù xuất hiện muộn nhưng đến nay đã giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế và quan hệ quốc tế, là nhu cầu tất yếu của mọi quốc gia trên thế giới, gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính và thương mại quốc tế.
Để xuất giảm tỷ lệ sở hữu
Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất giảm tỷ lệ sở hữu tối đa của một cá nhân, tổ chức từ mức 5% và 15% vốn điều lệ của một ngân hàng xuống còn 3% và 10%. Tương tự, tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông và người liên quan cũng được đề xuất giảm từ 20% xuống 15%.
Đề xuất giảm tỷ lệ này được đưa ra nhằm mục đích chấm dứt tình trạng sở hữu chéo, giảm xung đột lợi ích khi cấp tín dụng và hạn chế việc lạm dụng quyền cổ đông lớn tại các ngân hàng, từ đó tăng tính an toàn cho hệ thống ngân hàng Việt.
Lợi ích của việc giảm tỷ lệ sở hữu ngân hàng
Theo đánh giá của các chuyên gia, mục tiêu nói trên là cần thiết, tuy nhiên biện pháp giảm tỷ lệ sở hữu tối đa để đạt được mục tiêu này không thực sự có nhiều ý nghĩa, chưa nói đến việc có thể tạo ra rào cản ngăn dòng vốn ngoại chảy vào hệ thống ngân hàng nội.
Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tỷ lệ sở hữu tối đa tại các tổ chức tín dụng ở các mức 5%, 15% và 20% tại Việt Nam hiện nay tương đối thấp so với nhiều quốc gia trên thế giới. Tỷ lệ thấp này không làm giảm tình trạng cấp tín dụng tập trung cho một nhóm khách hàng có liên quan – hiện trạng vẫn đang diễn ra tại một số ngân hàng theo kết luận của Thanh tra Chính phủ đầu tháng 7/2023, theo đó làm tăng rủi ro của hệ thống.
Quy định về tỷ lệ sở hữu tối đa, trong trường hợp này, không thực sự phát huy tác dụng, các cổ đông dù không rơi vào trường hợp người có liên quan theo định nghĩa của luật, vẫn có liên kết chặt chẽ với nhau để đồng thuận cấp tín dụng rất tập trung, theo VCCI.
Cùng chung quan điểm với VCCI, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc công ty Luật ANVI, cho rằng giảm tỷ lệ sở hữu không thực sự ngăn chặn sở hữu chéo, khi những người chủ ngân hàng nắm giữ 15-20% vốn ngân hàng không thể lũng đoạn các hoạt động cho vay của chính tổ chức đó. Trên thực tế, những trường hợp sai phạm vừa qua cho thấy tỷ lệ sở hữu thực sự của những người chủ này cao hơn rất rất nhiều so với quy định, thông qua các công ty con, công ty liên kết hoặc các cá nhân đứng tên hộ.
Vốn đầu tư nước ngoài
FDI (Foreign Direct Investment) là một hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân, tổ chức của quốc gia này vào quốc gia khác. Về bản chất, vốn FDI là phần tiền được đầu tư trực tiếp ở nước khác, trong đó chủ đầu tư lập nhà xưởng, cơ sở kinh doanh và trực tiếp quản lý, điều hành để có lợi nhuận, từ đó tác động tích cực đến nền kinh tế của quốc gia tiếp nhận vốn và đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Vốn FDI có thể được phân loại theo mục đích của nhà đầu tư hoặc theo tính chất dòng vốn.
Hình thức đầu tư FDI mặc dù xuất hiện muộn nhưng đến nay đã giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế và quan hệ quốc tế, là nhu cầu tất yếu của mọi quốc gia trên thế giới, gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính và thương mại quốc tế.
Trên đây là những thông tin về việc giảm tỷ lệ sở hữu ngân hàng cũng như những tiềm năng đối với vốn đầu tư nước ngoài. Mong rằng, bài viết trên sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!