Doanh thu từ hơn 700 tỷ xuống 0 đồng của ông chủ Hoàng Phúc International
Năm 2017, doanh thu tại Công ty TNHH Quốc tế Hoàng Phúc đạt khoảng 756 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong 4 năm tiếp theo, chỉ số này tại công ty của ông Bùi Văn Phúc tụt dốc chóng mặt, và về 0 vào cuối năm 2021.
Như đã đề cập, Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Hoàng Phúc (chủ sở hữu chuỗi bán lẻ thời trang Hoàng Phúc International) vừa huy động thành công lô trái phiếu 11 tỷ đồng, kỳ hạn 24 tháng. Ngày đến hạn là 3/6/2024.
Đây là lần đầu tiên ông chủ chuỗi bán lẻ thời trang Hoàng Phúc International huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Trước đó, trên HNX không ghi nhận thông tin nào liên quan đến việc huy động vốn của doanh nghiệp này.
Hoàng Phúc được thành lập vào năm 1989 bởi ông Bùi Văn Phúc. Hiện ông Phúc còn giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Hoàng Phúc được biết đến là nhà bán lẻ, chuyên phân phối các sản phẩm hàng hiệu như Kappa, Ecko Unltd, Superga, Replay, Staple, … Các thương hiệu thời trang của Hoàng Phúc hướng đến những người có thu nhập cao. nên giá bán khá cao. Chuỗi bán hàng cho cả nam, nữ và trẻ em. được bán tại hệ thống gần 50 cửa hàng trên cả nước. Các cửa hàng của Hoàng Phúc thường nằm ở góc ngã tư tại các thành phố lớn như TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội ..
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ông Phúc còn là cổ đông sáng lập của Công ty TNHH Quốc tế Hoàng Phúc (Công ty Hoàng Phúc). Doanh nghiệp này bắt đầu hoạt động từ ngày 9 tháng 4 năm 2007. Địa chỉ trụ sở chính tại 137 Nguyễn Trãi, P. Bến Nghé, Q.1, TP. Hồ Chí Minh – cùng địa chỉ với Hoàng Phúc International, đơn vị vừa huy động thành công lô trái phiếu 11 tỷ đồng.
Cập nhật năm 2016, vốn điều lệ của Công ty Hoàng Phúc đạt 150 tỷ đồng. Danh sách thành viên gồm ông Bùi Văn Phúc sở hữu 80%, bà Lê Thị Ngọc Linh nắm 20% còn lại. Đáng chú ý, cả ông Phúc và bà Linh đều đăng ký hộ khẩu thường trú giống nhau.
Đáng nói, trong giai đoạn 2017 – 2021, Công ty Hoàng Phúc ghi nhận doanh thu tụt dốc dọc. Từ khoảng 756 tỷ đồng năm 2017, giảm xuống 723 tỷ đồng năm 2018, 270 tỷ đồng năm 2019, 60 tỷ đồng năm 2020 và không còn vào cuối năm 2021.
Doanh thu rơi tự do nên lợi nhuận của Hoàng Phúc cũng lên xuống thất thường. Doanh nghiệp ghi nhận lãi sau thuế năm 2017 đạt 7 tỷ đồng, năm 2018 giảm xuống còn gần 810 triệu đồng, năm 2019 là 267 triệu đồng, năm 2020 lỗ 112 tỷ đồng, trước khi về ngưỡng 0 đồng vào năm 2021.
Tính đến cuối năm 2021, nợ phải trả của Công ty Hoàng Phúc vẫn ở mức 159 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 230 tỷ đồng.
Số liệu cho thấy, trong những năm gần đây, nguồn vốn mà công ty thường xuyên sử dụng trước đây là vốn tín dụng ngân hàng. Doanh nghiệp này thường xuyên phát sinh các giao dịch bảo đảm để thế chấp tài sản trị giá hàng chục tỷ đồng tại ngân hàng.
Như đã đề cập, tình hình kinh doanh của CTCP Đầu tư Quốc tế Hoàng Phúc (Hoang Phuc International) – doanh nghiệp do ông Bùi Văn Phúc nắm 70% cổ phần cũng có kết quả kinh doanh không mấy khả quan. doanh thu lên đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm nhưng lãi ít, thậm chí lỗ.
Cụ thể, giai đoạn 2017 – 2021, Hoang Phuc International mang về hơn 1.500 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận mang lại trên sổ sách chỉ khoảng 8 tỷ đồng. Tương ứng, tỷ suất lợi nhuận / doanh thu của Hoang Phuc International trong giai đoạn này là 0,005 lần. Điều đó có nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu mà Hoang Phuc International mang về thì chỉ tạo ra 0,005 đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thấp là điều không chủ doanh nghiệp nào mong muốn. Nhưng ở một mức độ nào đó, lợi nhuận khiêm tốn sẽ làm giảm chi phí thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp hàng năm. Dù doanh thu lên đến hàng trăm tỷ đồng.