Giá trị đồng USD và chỉ số DXY đo lương giá trị

5/5 - (1 vote)

Thế giới hiện nay đang chứng kiến rất nhiều lời kêu gọi về giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD trong các giao dịch thương mại. Nhiều quốc gia, cũng đã bày tỏ mong muốn thương mại được tiến hành bằng các đồng tiền không phải là bạc xanh…Tuy nhiên, sức mạnh và giá trị của đồng đô la mỹ vẫn rất lớn.

1/ Sức mạnh của đồng USD

Theo hãng tin CNBC, đồng USD đã giữ vị trí “vua” trong thương mại toàn cầu suốt nhiều thập kỷ, không chỉ bởi Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, mà còn bởi dầu – một hàng hoá cơ bản chủ chốt mà tất cả các nền kinh tế từ nhỏ đến lớn đều cần tới – được định giá bằng USD. Hầu hết các hàng hoá cơ bản khác cũng được định giá và giao dịch bằng USD.

Sức mạnh của đồng USD

Dù đã giảm mạnh từ mức hơn 70% vào năm 1999, USD vẫn là đồng tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dự trữ ngoại hối toàn cầu – theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Ở thời điểm quý 4 năm ngoái, USD chiếm 58,36% trong dự trữ ngoại hối toàn cầu. Đồng tiền chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là Euro, chỉ đạt mức 20,5%, trong khi đồng Nhân dân tệ có tỷ trọng 2,7%.

Do sự phụ thuộc lớn của thế giới vào đồng USD, các quốc gia rất dễ bị ảnh hưởng bởi biến động kinh tế và các động thái chính sách tiền tệ của Mỹ. Trong hơn 1 năm qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất để chống lạm phát, khiến tỷ giá đồng USD tăng mạnh. Điều này dẫn tới việc nhiều ngân hàng trung ương khác phải tăng lãi suất theo Fed để bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ và ngăn sự tháo chạy của dòng vốn nóng. “Bằng cách đa dạng hoá khỏi đồng USD, các quốc gia có thể giảm bớt sức ép từ các yếu tố bên ngoài”, chuyên gia Cedric Chehab của Fitch Solutions nhận định.

2/ Chỉ số DXY đánh giá sức mạnh đồng USD

Chỉ số DXY còn được gọi là usd Index là chỉ số đo lường sức mạnh của đồng Đô la mỹ tương quan với 6 loại tiền tệ khác. Những đồng tiền này là các đối tác thương mại quan trọng của Hòa Kỳ và sự thay đổi của các loại tiền này sẽ ảnh hưởng đến chỉ số DXY.

Chỉ số DXY được tạo ra vào tháng 3 năm 1973 do ICE Futures US quản lý từ năm 1985, ngay sau khi hệ thống tiền tệ Bretton Woods bị giải thể. Hệ thống Bretton Woods ra đời năm 1944, kết thúc năm 1973, đặt nền móng cho chế độ tỷ giá cố định và bản vị vàng.

Chỉ số DXY đánh giá sức mạnh đồng USD

Do USD được định giá quá cao dẫn đến những lo ngại về tỷ giá hối đoái, tổng thống Richard Nixon đã ra quyết định tạm thời đình chỉ chế độ bản vị vàng. Lúc này, nhiều chính phủ đã thả nổi tỷ giá hối đoái và lựa chọn các cách thức trao đổi ngoài giá vàng.

Ban đầu, giá trị của USD là 100.000. Vào tháng 2/1985, chỉ số DXY đã đạt mức giao dịch cao nhất là 164.720. Ngày 16/3/2008, chỉ số DXY xuống thấp nhất là 70.698. Cấu tạo của rổ tiền tệ chỉ bị thay đổi một lần khi một số đồng tiền Châu Âu được thay thế bằng đồng Euro vào năm 1999

3/ USD quay lại mạnh mẽ

Nhưng mặc cho sự suy giảm vị thế của USD, giới phân tích nói rằng đồng bạc xanh sẽ không bị “soán ngôi” trong tương lai gần, đơn giản bởi không có bất kỳ sự thay thế khả thi nào ở thời điểm này.

USD quay lại mạnh mẽ

“Đồng Euro là một liên minh tiền tệ và tài khoá không hoàn hảo. Đồng Yên Nhật có tất cả những thách thức mang tính cơ cấu xét tới mức nợ cao”, ông Chehab nhấn mạnh, đồng thời cho rằng đồng Nhân dân tệ cũng không đủ sức thay thế USD.

“Nếu nhìn vào tỷ lệ của đồng Nhân dân tệ trong tổng dự trữ ngoại hối toàn cầu, con số chỉ vào khoảng 2,5%. Và Trung Quốc vẫn đang áp những hạn chế về tài khoản vãng lai. Điều đó có nghĩa là bất kỳ một đồng tiền nào cũng sẽ phải mất một thời gian dài để chiếm vị trí của đồng USD”, ông Chehab phát biểu.

Trên đây là những thông tin về đồng USD cũng như công cụ, chỉ số DXY giúp đo lường sức mạnh của chỉ số USD một cách hiệu quả. Mong rằng, những thông tin mà chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!

Tìm hiểu thêm nhiều thông tin tài chính trong và ngoài nước thú vị tại: Liverpoolsu.com bạn nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *