Khi mang thai có nên ăn đu đủ không?
Khi mang thai, bà bầu có thể ăn đu đủ để bổ sung vitamin C, chất xơ, tránh táo bón.
Đu đủ chín là nguồn cung cấp dồi dào vitamin C. Trung bình một quả đu đủ nhỏ cung cấp khoảng 95mg vitamin C, vitamin A, magie, kali… Đây là những vitamin và khoáng chất quan trọng khi mang thai đối với phụ nữ. Theo các chuyên gia, đu đủ có rất nhiều lợi ích như sau.
Phòng chống bệnh tim: Đu đủ rất giàu chất chống oxy hóa vitamin A, vitamin C và vitamin E. Một chế độ ăn uống nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp một người giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol.
Phòng táo bónĐu đủ chứa nhiều chất xơ giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ bị táo bón khi mang thai
Hỗ trợ tiêu hóa và giảm viêmĐu đủ có chứa hai loại enzym (papain và chymopapain) giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, giảm viêm và các cơn đau cấp tính.
Cải thiện hệ thống miễn dịchĂn trái cây, thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp bà bầu tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại các bệnh do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra. Với nhiều chất chống oxy hóa, đu đủ giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể một cách hiệu quả. Đu đủ cũng là một nguồn cung cấp Vitamin A dồi dào, giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả.
Giảm nguy cơ ung thưLycopene là một sắc tố tự nhiên được tìm thấy trong thực phẩm màu đỏ hoặc cam như đu đủ, cà chua và dưa hấu. Một số chuyên gia tin rằng ăn nhiều lycopene có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. .
Bà bầu nên chọn đu đủ chín để ăn, không nên tiêu thụ loại quả này khi chưa chín hẳn. Các chuyên gia cho rằng, ăn đu đủ xanh khi mang thai có thể dẫn đến các cơn co thắt nhẹ. Tiến sĩ Yen H. Tran, Đại học California (Mỹ) cho biết: “Không có bằng chứng chắc chắn cho thấy các cơn co thắt ở phụ nữ mang thai sau khi ăn đu đủ chưa chín có thể dẫn đến sảy thai. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên tránh ăn đu đủ xanh”.
Không có nhiều nghiên cứu về việc ăn đu đủ khi mang thai. Hầu hết các chuyên gia đều khuyến cáo phụ nữ khi mang thai không nên ăn đu đủ xanh để tránh những tác dụng không mong muốn.
Theo TS Yen H. Tran, đu đủ chín có mùi thơm đặc trưng ở gần cuống. Đu đủ chín thường có màu sẫm hơn bình thường, sờ vào thấy mềm. Tiến sĩ Kate White, Đại học Y khoa Boston (Mỹ) cho biết, mẹ bầu có thể thêm đu đủ vào chế độ ăn để bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Đu đủ chín không ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ và thai nhi sau khi sinh.
Nếu lo lắng không biết ăn đu đủ, bà bầu có thể lựa chọn các loại trái cây khác như dưa hấu, cam, táo. Theo đó, trong dưa hấu có chứa nhiều vitamin C, chất xơ, kali. Tương tự, cam là loại trái cây giúp bổ sung nhiều vitamin C cần thiết cho bà bầu và thai nhi. Khi mang thai, phụ nữ nên ăn một quả cam mỗi ngày để cung cấp thêm vitamin và dưỡng chất cho cơ thể. Còn táo là loại trái cây có vị ngọt, thanh, vi giòn cung cấp nhiều chất xơ rất thích hợp cho bà bầu.
Minh Thùy (Theo Very Well Family, WebMD)