Các vấn đề sức khỏe khiến bạn bị hôi miệng
Hầu như ai cũng gặp phải tình trạng hôi miệng ít nhất một lần. Nhưng đối với một số người, hôi miệng là một vấn đề hàng ngày và họ phải vật lộn để tìm ra giải pháp. Chứng hôi miệng thường xảy ra vào buổi sáng sau khi thức dậy, sử dụng một số loại đồ uống, bao gồm rượu hoặc cà phê, hoặc hút thuốc.
Tình trạng này thường do vi khuẩn có trên răng và các mảnh vụn trên lưỡi gây ra. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi hầu hết các trường hợp hôi miệng là do vệ sinh răng miệng kém, mắc các bệnh về nướu như viêm nướu, viêm nha chu, khô miệng.
Ngoài ra, một số vấn đề về sức khỏe như nhiễm trùng miệng, suy thận, gan nhiễm mỡ hay tiểu đường có thể là nguyên nhân gây hôi miệng.
Nhiễm trùng miệng
Sâu răng, viêm nướu, vết thương phẫu thuật đều là những nguyên nhân gây hôi miệng. Khi lớp men trên răng bị ăn mòn, các mảnh thức ăn có thể mắc kẹt trong các lỗ đó, dẫn đến sâu răng. Vì việc đánh răng không thể loại bỏ những cặn thức ăn này, nên cuối cùng chúng có thể tạo ra nơi sinh sản của vi khuẩn. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng.
Trong khi đó, viêm lợi là một tình trạng bệnh lý khác có thể gây hôi miệng. Vấn đề này khiến nướu bị viêm nhiễm do vi khuẩn, dẫn đến đau dữ dội và tiết dịch có mùi hôi.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Các tình trạng tiêu hóa như trào ngược axit và GERD là những nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng. Cả hai tình trạng tiêu hóa này có thể ngăn cản thức ăn được xử lý hiệu quả trong dạ dày. Khi thức ăn không di chuyển qua hệ tiêu hóa, nó có thể bắt đầu bị phân hủy. Một lượng nhỏ thức ăn không tiêu hóa được thậm chí có thể bị ứ lại và gây hôi miệng.
Các nha sĩ cũng có thể phát hiện GERD ở những bệnh nhân có các triệu chứng như cổ họng bị viêm đỏ và ăn mòn axit trong răng.
Máu nhiễm mỡ
Một trong những triệu chứng đặc biệt của bệnh gan nhiễm mỡ là có “hơi thở của người chết”. Còn được gọi là Fetor hepaticus, tình trạng này gây ra mùi mãn tính trong hơi thở và rất dễ phân biệt với hơi thở bình thường.
Hôi miệng thường xuất hiện sau khi ăn một số loại thực phẩm hoặc vào buổi sáng, nhưng đối với người bị gan nhiễm mỡ thì mùi hôi này sẽ kéo dài suốt cả ngày. Hơi thở có thể có mùi lưu huỳnh và mốc rõ rệt suốt cả ngày.
Ở những người bị gan nhiễm mỡ, gan không có khả năng lọc máu hoặc giải độc các chất hóa học, tiêu hóa các loại thuốc mà cơ thể ăn vào, đây là chức năng chính của cơ quan này. Khi gan hoạt động không hiệu quả, các chất độc hại không được lọc có thể đến các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả hệ hô hấp. Điều này khiến hơi thở có mùi và bạn có thể dễ dàng phân biệt được khi thở ra.
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường được kiểm soát kém có thể khiến bạn dễ mắc các bệnh về nướu và khô miệng. Khi lượng đường trong máu kém ổn định, cơ thể sẽ bị suy yếu, không thể chống lại các vi khuẩn gây nhiễm trùng nướu. Những bệnh nhiễm trùng này là nguyên nhân gây hôi miệng.
Hơi thở có mùi trái cây hoặc axeton (thường được sử dụng trong chất tẩy sơn móng tay) cũng có thể chỉ ra một biến chứng nghiêm trọng ở bệnh nhân tiểu đường, được gọi là nhiễm toan ceton.
Khi cơ thể không có đủ insulin, nó sẽ sử dụng axit béo để làm năng lượng, tạo ra xeton có tính axit – một sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa chất béo. Những axit này, bao gồm aceton, hydroxybutyrate và acetoacetate, có thể tích tụ trong máu, dẫn đến hôn mê hoặc tử vong do tiểu đường.
Chứng ngưng thở lúc ngủ
Việc sản xuất nước bọt giảm trong khi ngủ, tạo cơ hội cho vi khuẩn tạo mùi sinh sôi và phát triển. Nhưng đôi khi điều này có thể bị chậm lại do nhiều người thường xuyên mở miệng trong thời gian dài.
Những người bị rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ có thể khó thở bằng mũi và phải thở bằng miệng. Đây là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng.
Suy thận
Hơi thở tanh không phải lúc nào cũng do cá hoặc hải sản. Miệng có mùi nước tiểu, tanh, tương tự như mùi amoniac, có thể là dấu hiệu của bệnh suy thận.
Thận có nhiệm vụ loại bỏ các hóa chất độc hại ra khỏi máu bằng cách tạo ra nước tiểu. Trong bệnh suy thận, thận bị tổn thương đến mức không còn khả năng lọc các chất cặn bã và hóa chất có hại ra khỏi máu.
Khi điều này xảy ra, các chất độc và chất thải nguy hiểm không được thải ra khỏi cơ thể sẽ tích tụ lại, ảnh hưởng đến gần như mọi bộ phận của cơ thể. Hơi thở tanh có thể xảy ra khi suy thận ảnh hưởng đến hệ hô hấp và gây ra các vấn đề về hô hấp.
Dị ứng
Nhiễm trùng đường hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản và viêm xoang là những nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng. Khi nhiễm trùng đường hô hấp làm gián đoạn hoặc làm viêm các mô trong hệ thống hô hấp, nó có thể kích hoạt sản xuất các tế bào nuôi vi khuẩn và chất nhầy.
Dị ứng và chảy dịch mũi sau cũng có thể gây hôi miệng vì những tình trạng này có xu hướng làm tắc nghẽn mũi. Tình trạng nghẹt mũi này có thể buộc bạn phải thở bằng miệng, dẫn đến khô và phát triển vi khuẩn gây hôi miệng.